Theo số liệu mới nhất từ DefiLlama, tổng vốn hóa thị trường stablecoin (không bao gồm stablecoin thuật toán) đã lập kỷ lục mới vào cuối tuần qua.
Cụ thể, giá trị vốn hóa của stablecoin đã tăng 0,93% trong 7 ngày gần đây, vượt mốc 168,29 tỷ USD. Con số này đã phá vỡ kỷ lục cũ 167,2 tỷ USD được thiết lập vào tháng 3/2022.
Sau khi đạt đỉnh trước đó, vốn hóa thị trường stablecoin đã sụt giảm mạnh xuống mức thấp khoảng 120,9 tỷ USD vào tháng 8/2023 và dao động quanh mốc này đến hết năm. Đáng chú ý, sự sụt giảm này diễn ra ngay sau sự kiện sụp đổ của Terra (LUNA – UST) vào tháng 5/2022.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2024, vốn hóa thị trường stablecoin đã bắt đầu hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, chỉ số này vượt ngưỡng 160 tỷ USD cách đây một tháng, và hiện đã tạo mức cao kỷ lục mới ở 168,29 tỷ USD.
Trong tổng số 168,29 tỷ USD, USDT của Tether chiếm tỷ trọng áp đảo với 70,09%, tương đương 117,96 tỷ USD. Điều này củng cố vị thế của Tether như nhà phát hành stablecoin hàng đầu trên thị trường tiền mã hóa kể từ tháng 3/2024. Tiếp theo là USDC của Circle và DAI của MakerDAO với vốn hóa lần lượt là 34,37 tỷ USD và 5,07 tỷ USD.
Mặc dù gặp một số biến động về vốn hóa sau sự cố ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ vào tháng 3/2023, USDC cũng đã chứng kiến xu hướng tăng trưởng từ đầu năm nay, với vốn hóa tăng từ 23,8 tỷ USD lên 34,3 tỷ USD tại thời điểm hiện tại.
Đa số các chuyên gia phân tích thị trường đều nhận định rằng sự gia tăng vốn hóa stablecoin là một dấu hiệu tích cực, cho thấy tiền mã hóa đang ngày càng thu hút nhiều dòng vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức lớn.
Đọc thêm:USDT là gì? Thông tin chi tiết về USDT bạn cần biết
Nguyên nhân chính là do stablecoin ngày càng được các nhà đầu tư tổ chức sử dụng như một cầu nối giữa tài chính truyền thống (TradFi) và thế giới tiền mã hóa. Điều này “nhấn mạnh xu hướng rộng lớn hơn hướng tới việc tích hợp các tài sản kỹ thuật số ổn định vào danh mục đầu tư dài hạn”.
Rachael Lucas, chuyên gia phân tích tiền mã hóa tại BTCMarkets, nhận xét:
Theo truyền thống, trong điều kiện thị trường bất ổn, nhu cầu tìm kiếm sự ổn định đã thúc đẩy các nhà đầu tư hướng tới stablecoin như một nơi trú ẩn an toàn. Hơn thế nữa, sự gia tăng vốn hóa thị trường stablecoin có thể phản ánh niềm tin ngày càng tăng vào thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là từ góc độ của các nhà đầu tư tổ chức.
Cập nhật tin tức nhanh nhất và chính xác nhất tại tiendientu.com
Cập nhật tin tức nhanh nhất và chính xác nhất tại tiendientu.com