Restaking là gì?
Kể từ khi Ethereum chuyển đổi từ Proof-of-Work sang Proof-of-Stake, lượng ETH được stake đã tăng vọt, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng và giúp tăng cường tính phi tập trung và bảo mật cho mạng lưới Ethereum.
Nhận thấy điều này, EigenLayer đã giới thiệu ý tưởng Restaking – một phương pháp tận dụng sức mạnh bảo mật của Ethereum để hỗ trợ các mạng lưới nhỏ hơn.
EigenLayer cho phép người dùng tiếp tục stake ETH hoặc Liquid Staking Tokens (LST) để nhận thêm phần thưởng. Ví dụ, người dùng đã stake ETH của họ tại các giao thức Liquid Staking như Lido có thể tiếp tục restake stETH tại EigenLayer. Điều này giúp Restakers đóng góp vào bảo mật cho các mạng lưới nhỏ được xây dựng trên EigenLayer.
Những mạng lưới nhỏ này được gọi là Actively Validated Services (AVSs). Khi người dùng restake ETH, họ đang bảo vệ AVSs và giúp các AVSs thừa hưởng bảo mật từ Ethereum. Đổi lại, Restakers nhận được phần thưởng từ khoản phí mà các AVSs phải trả.
Mô hình này mang lại những lợi ích cụ thể như sau:
- Tối Ưu hóa Vốn: Stakers có động lực mạnh hơn để stake ETH, hưởng lợi nhuận cao hơn.
- Bảo Mật: Tăng cường bảo mật cho nhiều mạng lưới, đồng thời giảm chi phí vận hành đáng kể.
Liquid Staked Token là gì?
Liquid staking token (LST) là các sản phẩm DeFi cho phép người dùng giao dịch, chuyển đổi và sử dụng tài sản để stake. LST mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên, tiền mã hóa bị khóa trong khoảng thời gian nhất định. LST giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn và thanh khoản trên blockchains thông qua cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS). Người dùng có thể cùng lúc tận dụng lợi ích của việc stake và những cơ hội DeFi.
Đọc thêm: Staking là gì? Bí kíp tối ưu hóa lợi nhuận khi Hold Coin
Bối cảnh ra đời của Restaking
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm restaking là gì? Chúng ta cùng hiểu tại sao lại xuất hiện restaking!
Năm 2009, Bitcoin mở ra tầm nhìn về niềm tin phi tập trung, tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được các giao dịch chuyển BTC.
Vì vậy, Ethereum đã ra đời và tạo ra một lớp thực thi EVM dựa trên trust module (mô-đun tin cậy) của Ethereum. Điều này giúp các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng trên đó mà không cần phải khởi động một mạng lưới mới. Tuy nhiên, Ethereum vẫn còn các vấn đề:
- Tận dụng tính bảo mật: Các blockchain mới không thể tận dụng tính bảo mật của blockchain cũ. Để giải quyết vấn đề này, modular blockchain là mô hình được sử dụng để cải thiện một phần hạn chế.
- Phụ thuộc vào middleware: Ethereum phải phụ thuộc vào các dự án middleware như Oracle, Bridge,… Tuy nhiên, middleware cần phát triển trust network của riêng mình và đa phần chúng có bảo mật không cao, khiến chúng trở thành một mắt xích yếu nhất trong modular stack.
- Giá trị Ethereum: Ethereum (ETH) không tiếp nhận được hết giá trị vì người dùng cần dùng token của các Dapp khác.
- Chi phí sử dụng: Mô hình chi phí không tối ưu vì chi phí để sử dụng dịch vụ có thể cao hơn giá trị mà chúng mang lại.
Do đó, Restaking là giải pháp cho vấn đề tăng tính bảo mật của các ứng dụng trung gian này.
Mô hình hoạt động của Restaking
Một cách khác là restaking thanh khoản, sử dụng các Liquid Staking Tokens (LST). Người dùng stake tài sản của họ và nhận token đại diện cho cổ phần của họ với trình xác thực, sau đó stake lại LST trên giao thức restaking. Tuy nhiên, hiện tại, khoản tiền gửi restaking thanh khoản trên EigenLayer đã tạm dừng.
Sau khi token được gửi qua giao thức restaking, người dùng có thể sử dụng các dApp để restake token của họ. Các dApp này, được gọi trên EigenLayer là Actively Validated Services (AVS), cung cấp cơ sở hạ tầng bảo mật thông qua restaking.
Người xác thực và người stake nhận được phần thưởng bổ sung liên quan đến số lượng giao thức bổ sung đang được xác thực. EigenLayer cho biết các hệ thống có thể sử dụng các dịch vụ như lớp dữ liệu sẵn có, máy ảo mới, mạng thủ môn, mạng oracle, cầu nối, sơ đồ mật mã ngưỡng và môi trường thực thi đáng tin cậy. Tuy nhiên, hiện tại, các dịch vụ này chưa có sẵn để restake.
Ưu nhược điểm của Restaking
Ưu điểm
- Tăng lợi nhuận: Tài sản đã stake không bị khóa mà có thể tiếp tục stake tại nhiều nền tảng khác, giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong khi nhà đầu tư vẫn được công nhận đang giữ lượng tài sản stake. Từ đó thế chấp vay thêm stablecoin, gia tăng nguồn vốn nhanh chóng.
- Tăng cường bảo mật: Việc stake liên tục tài sản mã hóa giúp các token có giá trị hơn, thu hút người mới tham gia thị trường. Điều này tạo ra yêu cầu về bảo mật cao hơn, buộc các dự án phải tăng cường bảo mật hệ thống.
- Linh hoạt sử dụng tài sản: Người tham gia có thể stake token vào validators, nâng cao sức mạnh staking của token native và cung cấp thanh khoản đa dạng hơn trong thị trường DeFi.
Nhược điểm
- Rủi ro mất tài sản: Khi nodes xuất hiện lỗi hoặc thực hiện hành vi xấu, tài sản của nhà đầu tư có nguy cơ bị chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ.
- Mất thời gian và phí gas: LST bị khóa trong giao thức, khi người dùng yêu cầu thanh khoản sẽ tốn khá nhiều thời gian. Do có nhiều loại phần thưởng khác nhau nên phí gas ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân.
- Nguy cơ bị hack: Hệ thống bảo mật của những dự án sở hữu LST và tính năng restaking được mã hóa tiên tiến, nhưng vẫn có thể bị tấn công, gây thất thoát tài sản.
- Bong bóng tài sản: Quá trình restaking liên tục có thể gây thổi phồng giá trị tài sản. Việc sử dụng token đã stake làm thế chấp để tạo ra stablecoin mới trên các nền tảng có thể dẫn đến thanh lý tài sản khi thị trường biến động mạnh.
Các dự án Restaking nổi bật
EigenLayer
EigenLayer thiết kế phần mềm trung gian biến ETH đã stake thành hàng hóa có thể được các giao thức khác thuê để bảo mật. Staker có thể gửi token native Ethereum hoặc LST cho EigenLayer, từ đó cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật bổ sung cho AVS trên blockchain Ethereum và kiếm thêm phần thưởng từ những giao thức mà tài sản đã restake.
LST từ các giao thức như Ankr (ankrETH), Binance (wbETH), Origin (oETH), Lido (stETH) và Coinbase (cbETH) có thể restake trên Eigenlayer trong mục Liquid Restaking.
Puffer Finance
Puffer Finance là giao thức native liquid restaking (nLRP) phi tập trung và không cần cấp phép, sử dụng công nghệ secure signer giúp bảo vệ khóa riêng tư của người xác nhận. Puffer Finance kết hợp staking Ethereum với native restaking trên EigenLayer nhằm tối ưu hóa tiềm năng của Ethereum, tăng cơ hội thu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Dự án cung cấp giải pháp tăng bảo mật, giảm thiểu rủi ro liên quan đến slashing cho nodes validator thông qua sự kết hợp của hai công nghệ Secure Signer và Remote Attestation Verification (RAVe).
Ether.Fi
Ether.Fi cung cấp cơ chế stake ETH để đổi lấy LST eETH. Điều này giúp cung cấp nhiên liệu cho DeFi và quá trình phân cấp Ethereum. Nền tảng sở hữu tổng giá trị staked 5.55 tỷ USD.
Ether.Fi có ba giai đoạn chính:
- Delegated staking: Cho phép staker chọn node operators để chạy validator node và kiểm soát chìa khóa trong quá trình stake.
- Liquidity pool: Dành cho những người có ít hơn 32 ETH hoặc không muốn theo dõi node kiểm duyệt. Nhà đầu tư có thể staking bằng cách giữ eETH trong liquidity pool và có thể giao dịch với ETH.
- Node services: Nơi node operators và stakers tham gia cung cấp và sử dụng các dịch vụ node bổ sung.
Renzo Protocol
Renzo là LRT và trình quản lý chiến lược của EigenLayer. Dự án đóng vai trò giao diện cho hệ sinh thái EigenLayer, bảo vệ các dịch vụ được xác thực hoạt động (AVS), mang lại lợi suất cao hơn so với việc staking ETH thông thường.
Nền tảng giảm bớt sự phức tạp trong quá trình sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa người dùng cuối và những nhà điều hành node (node operators) trên EigenLayer. Renzo hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự đổi mới, không cần sự cho phép trên Ethereum, tăng cường độ phổ biến và tin cậy của cộng đồng đối với hệ sinh thái.
Đọc thêm: Renzo là gì? Cùng tìm hiểu về REZ Token
Tổng kết
Cơ chế Restaking thực sự là một cơ chế tiềm năng trong tương lai mà các dự án đáng cân nhắc xây dựng bởi khả năng giúp kích thích tăng trưởng tài sản nhanh chóng.
Như đã đề cập, việc hiểu rõ cơ chế của bất kỳ giao thức restaking nào là điều quan trọng, và nhận thức về cách nó ảnh hưởng đến bạn như là người stake. Cần lưu ý rằng khái niệm này vẫn đang trong giai đoạn phát triển và cần thời gian để điều chỉnh. Đồng thời, bài viết này không phải là lời khuyên tài chính. Trước khi đầu tư vào bất kỳ giao thức nào, luôn quan trọng để tự nghiên cứu kỹ lưỡng và đảm bảo bạn hiểu rõ những rủi ro liên quan.
Qua bài viết “Restaking là gì? Những dự án hưởng lợi sau Ethereum ETF” bạn đọc đã hiểu về Restaking hay chưa? Nếu chưa hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp thắc mắc ngay nhé!