DYOR là gì?
DYOR, viết tắt của “Do Your Own Research“, là một khẩu hiệu đã trở nên phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử. Thông điệp mà nó muốn truyền tải là lời khuyên tới người đọc rằng họ nên tự mình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về một vấn đề trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay thực hiện bất kỳ hành động nào.
Thuật ngữ này thường được đặt ở đầu hoặc cuối bài viết, như một tuyên bố miễn trừ trách nhiệm từ phía tác giả đối với bất kỳ hậu quả nào mà người đọc có thể gánh chịu dựa trên các thông tin được chia sẻ, đặc biệt trong lĩnh vực Crypto đầy bất định và rủi ro.
Tại sao cần phải DYOR?
Thị trường Crypto ngày nay tràn ngập các dự án với những Shiller và những người có ảnh hưởng (KOLs) liên tục quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội. Trong môi trường đầy rẫy thông tin này, bạn không nên hoàn toàn tin tưởng vào bất cứ ai, mà hãy đặt niềm tin vào phán đoán của chính mình.
Vì vậy, việc DYOR (Do Your Own Research – Thực hiện Nghiên cứu Độc lập) là điều tối quan trọng để có được cái nhìn đa chiều, nhận định chính xác về các dự án và thông tin, thay vì chỉ dựa hoàn toàn vào một cá nhân nào đó trước khi ra quyết định đầu tư. Hãy tự mình xem xét, đánh giá cẩn trọng mọi khía cạnh để đưa ra lựa chọn sáng suốt.
Đọc thêm:Hold Coin là gì? Cách tối ưu lợi nhuận khi Hold Coin
Các Bước Cơ Bản Thực Hiện DYOR
Phân Tích Các Kênh Truyền Thông Xã Hội
Đây là bước đầu tiên và dễ dàng nhất khi đánh giá một dự án, giúp bạn kiểm tra xem dự án có còn hoạt động và mức độ tương tác với cộng đồng ra sao.
Các dự án tiền điện tử thường sử dụng các kênh Twitter, Telegram và Discord. Bạn nên chú trọng kiểm tra ba kênh này vì chúng là các kênh phổ biến nhất trong thế giới crypto.
Trên Twitter, cần kiểm tra:
- Người theo dõi: Xem các CEO sàn giao dịch, các KOL nổi tiếng có đang theo dõi dự án không.
- Số lượng và nội dung tweet: Nếu một dự án thành lập từ 2021 nhưng đến 2024 chỉ có vài chục tweet, bạn cần đặt câu hỏi “Tại sao lại ít như vậy? Họ đã làm gì trong thời gian qua?” Kiểm tra xem nội dung tweet có thường xuyên cập nhật lộ trình và thành tựu không, và mức độ tương tác của cộng đồng.
Trên Telegram và Discord:
- Lượng người tham gia và tương tác: Kiểm tra lượng tương tác và trò chuyện trong nhóm, không chỉ đơn thuần là số lượng thành viên tham gia.
Lưu ý rằng phân tích này chỉ phù hợp với các dự án đã hoạt động ít nhất 6 tháng. Với các dự án mới, việc phân tích thường chỉ mang tính tham khảo.
Phân Tích Cơ Bản
Bước này rất quan trọng trong DYOR vì nó giúp bạn hiểu hơn một nửa bức tranh tổng thể về dự án, dù là mới hay đã hoạt động lâu năm.
1. White Paper:
- Đây là tài liệu quan trọng nhất của dự án, cung cấp thông tin về quy trình phát triển, cơ hội và tiện ích của dự án. Nếu không có White Paper, dự án có thể là lừa đảo hoặc không đáng tin cậy.
2. Đội Ngũ Phát Triển:
- Xem xét quy mô và danh tính đội ngũ. Các thành viên có công khai danh tính và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan không? Kiểm tra thông tin của họ trên LinkedIn và Twitter.
3. Lộ Trình và Tầm Nhìn:
- Dự án giải quyết vấn đề gì? Có lợi thế cạnh tranh không? Công nghệ của họ có lỗi thời không? Kiểm tra xem dự án có hoàn tất đúng lộ trình cam kết không. Việc không tuân thủ thời hạn có thể là dấu hiệu cảnh báo.
4. Tokenomics:
- Tổng nguồn cung, phân bổ token, kế hoạch giảm phát và tiện ích của token. Kiểm tra khối lượng và thanh khoản giao dịch để đánh giá mức độ tham gia và khả năng mua bán token.
5. Báo Cáo Kiểm Toán:
- Xem liệu dự án đã được kiểm toán bởi bên thứ ba uy tín như Certik, Hacken hay Quantstamp chưa. Kiểm toán giúp kiểm tra các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn nhưng không đảm bảo dự án hoàn toàn an toàn.
6. Nhà Đầu Tư / Backer Lớn:
- Các quỹ và công ty đầu tư lớn thường rót vốn vào các dự án tiềm năng. Đây là yếu tố để đánh giá tương lai của dự án.
Phân Tích On-Chain
Phân tích on-chain rất đa dạng, nhưng cần chú ý các thông tin chính:
1. Tổng Giá Trị Bị Khóa (TVL):
- TVL cao cho thấy dự án được nhiều nhà đầu tư sử dụng và có tiềm năng phát triển.
2. Số Lượng Địa Chỉ Ví Hoạt Động:
- Số lượng ví hoạt động cao là dấu hiệu có nhiều nhà đầu tư đang giao dịch hoặc giữ token.
3. Ví của Team Dev, Nhà Đầu Tư:
- Kiểm tra xem dự án đã từng có hành động xả token ra thị trường hay chưa.
Sử dụng các công cụ như Coinmarketcap, Coingecko, Github, DeFiLlama và Dextools để tìm thêm thông tin.
Phân Tích Kỹ Thuật
Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán biến động giá ngắn và dài hạn của token, xác định thời điểm mua và bán. Cần nắm vững kiến thức phân tích biểu đồ và theo dõi các chuyên gia phân tích để hỗ trợ.