DePIN là gì?
DePIN là viết tắt của Decentralized Physical Infrastructure Network dùng để chỉ các dự án xây dựng mạng lưới blockchain với vai trò trung gian kết nối giữa những người cung cấp cơ sở hạ tầng như xe cộ, VPN, băng thông và các khách hàng có nhu cầu.
DePIN hoạt động tương tự như mô hình hoạt động của Uber, trong đó tài xế là người cung cấp phương tiện di chuyển và Uber là mạng lưới kết nối tài xế với khách hàng có nhu cầu đi lại. Trong hệ thống này, tài xế nhận phần thưởng cho việc chở khách, còn Uber thu một phần phí giao dịch.
Mặc dù mô hình DePIN hoạt động tương tự các hệ thống truyền thống, điểm khác biệt cốt lõi là việc tích hợp sử dụng công nghệ blockchain. Điều này đảm bảo quy trình giao dịch giữa người cung cấp và khách hàng luôn minh bạch và không phải chịu sự quản lý của bên thứ ba. Trong các mô hình truyền thống, quy trình giao dịch phải tuân thủ các quy định của nền tảng.
Cơ sở hạ tầng của các dự án DePIN được chia làm hai loại chính:
- Cơ sở hạ tầng phần cứng (Physical Resource Networks): Là những dự án DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến phần cứng. Ví dụ như các Hotspot để cung cấp WiFi, 5G hoặc các dịch vụ Drive cung cấp phương tiện xe cộ, taxi.
- Cơ sở hạ tầng dữ liệu (Digital Resource Networks): Là những dự án DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến dữ liệu. Ví dụ như băng thông, dung lượng lưu trữ (Data storage), VPN,…
Các dự án DePIN giúp tạo nên một hệ thống phân phối cơ sở hạ tầng hiệu quả, mình bạch và đáng tin cậy.
Cách thức hoạt động của các dự án DePIN
Các dự án DePIN được xây dựng dựa trên ý tưởng cơ bản của Internet of Things (IoT), sử dụng công nghệ blockchain và tiền mã hóa nhằm cho phép mọi người trên toàn cầu cùng nhau xây dựng, duy trì và vận hành các mạng vật lý mà không cần thông qua bất kỳ thực thể thứ ba nào. Để hoạt động hiệu quả, các dự án DePIN thường yêu cầu bốn thành phần cơ bản trong cấu trúc của nó bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng vật lý: DePIN yêu cầu cơ sở hạ tầng vật lý để hoạt động. Đó có thể là bất cứ thứ gì từ mạng di động, điểm phát sóng và bộ định tuyến cho mạng không dây đến các máy chủ cho mạng đám mây.
- Cơ sở hạ tầng điện toán ngoài chuỗi: DePIN dựa vào các phần mềm điện toán trung gian để kết nối thế giới vật lý và blockchain. Các hoạt động trong thế giới thực của người dùng sẽ được ghi lại và phí mà họ trả sẽ được phân phối đến những nhà cung cấp phần cứng. Những dữ liệu này cũng có thể được tổng hợp cho các trường hợp sử dụng khác trên blockchain.
- Token ưu đãi: Những người tham gia xây dựng DePIN được khuyến khích thông qua phần thưởng là token. Điều này tạo động lực cho họ đóng góp và xây dựng mạng trước khi dự án có thể tạo ra doanh thu bền vững từ nhu cầu của người dùng.
- Người dùng cuối: Sau khi mạng được thiết lập, người dùng cuối có thể bắt đầu trả tiền để sử dụng các dịch vụ của DePIN trong thế giới thực.
Các dự án DePIN không chỉ mang lại sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy sự tham gia từ cộng đồng toàn cầu, mở ra những khả năng mới cho việc kết nối và sử dụng tài nguyên vật lý một cách phân tán và tự chủ.
Ưu điểm của các dự án DePIN
Các dự án DePIN hứa hẹn mang đến những phát triển đáng kể trong cả cơ sở hạ tầng vật lý và công nghệ blockchain. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị thông minh và dApps, DePIN có tiềm năng lớn mạnh và trở nên phổ biến hơn nữa.
Dưới đây là một số ưu điểm của DePIN so với cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống:
- Phi tập trung: Một trong những ưu điểm chính của DePIN là chuyển từ mô hình tập trung sang phi tập trung, loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào một thực thể hoặc tập đoàn lớn để thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng.
- Mô hình “nền kinh tế chia sẻ”: DePIN áp dụng nguyên tắc chia sẻ. Chi phí và trách nhiệm thiết lập, duy trì cơ sở hạ tầng được phân bổ giữa những người tham gia cung cấp (nhà cung cấp dịch vụ), tạo ra một môi trường công bằng và tối ưu chi phí.
- Giá cả hợp lý: Người dùng các dịch vụ do DePIN cung cấp có thể được hưởng mức chi phí thấp hơn so với mô hình truyền thống vì không có một đơn vị trung gian nào chi phối giá cả.
- Không cần cấp phép: Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đóng góp tài nguyên của mình cho DePIN. Về phía người dùng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ do DePIN cung cấp miễn là họ trả phí.
- Mở rộng đổi mới thị trường: Bằng cách loại bỏ những rào cản gia nhập thị trường liên quan đến cơ sở hạ tầng truyền thống, DePIN thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường vốn trước đây được thống trị bởi các doanh nghiệp lớn.
- Phổ biến việc áp dụng tiền điện tử: Mô hình khuyến khích trả thưởng bằng tiền điện tử cho người đóng góp cũng là một cách hữu hiệu để thúc đẩy việc áp dụng tiền điện tử hàng loạt trong thế giới thực.
Những thách thức của các dự án DePIN
Mặc dù tiềm năng của DePIN là rất lớn, nhưng nó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Đó là lý do tại sao, dù đã xuất hiện từ lâu, xu hướng này vẫn chưa thể phát triển mạnh mẽ và vượt bậc.
Một số vấn đề chính mà các dự án DePIN đang gặp phải bao gồm:
- Mô hình khuyến khích chưa hấp dẫn: Việc trả thưởng bằng token cho những người tham gia đóng góp hiện chưa thực sự hấp dẫn, chưa xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Do đó, các dự án DePIN trong tương lai cần tính toán và xây dựng mô hình khuyến khích thu hút hơn để ngày càng có thêm nhiều người tham gia.
- Thời gian triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng: Việc triển khai cơ sở hạ tầng và duy trì hoạt động ở giai đoạn đầu đòi hỏi rất nhiều thời gian. Trong giai đoạn này, các dự án thường rất khó để kiếm được lợi nhuận, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ cam kết của người đóng góp đối với dự án.
- Cạnh tranh với các ông lớn Web2: DePIN sẽ phải cạnh tranh với các ông lớn Web2 hiện tại như Google, Amazon,… Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các dự án trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút người dùng.
Tương lai của DePIN sẽ ra sao?
Tương lai của DePin và các dự án DePIN được rất nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế quan tâm. Tuy nhiên nhìn vào thành công của Uber và nền kinh tế chia sẻ là không thể bàn cãi. Vì vậy DePIN có một tiềm năng vô cùng lớn khi giúp tận dụng và tăng cường hiệu quả sử tài nguyên, giảm chi phí và tạo tính minh bạch cho thị trường.
Ứng dụng của DePIN cũng rất đa dạng từ mạng không dây, định vị địa lý, năng lượng đến chăm sóc sức khỏe và nhiều ứng dụng khác. Với sự phát triển của Internet và DePIN, mọi người có thể thực hiện các hoạt động như bình thường mà vẫn có thể nhận thêm phần thưởng. Điều này khiến DePIN có tiềm năng trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng hỗ trợ nền kinh tế số, mang lại giá trị thực sự cho xã hội, doanh nghiệp và cá nhân.
Với sự tiến bộ công nghệ và nhận thức ngày càng tăng trong thị trường, các dự án DePIN được hy vọng sẽ giải quyết những hạn chế hiện tại và cách mạng hóa việc lưu trữ và phân phối dữ liệu một cách hiệu quả và minh bạch.
Top 5 dự án DePIN nổi bật hiện nay
Filecoin (FIL)
Filecoin là một blockchain được thiết kế riêng cho việc lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Người dùng trả tiền để lưu trữ tệp tin của họ, và những nhà cung cấp không gian lưu trữ sẽ nhận được phần thưởng là FIL.
Filecoin đã huy động thành công hơn 200 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng như Pantera Capital và Blockchain Capital.
Render Network (RNDR)
Render Network là một mạng lưới GPU được xây dựng trên Ethereum, cung cấp các dịch vụ kết xuất đám mây cho người dùng. Mạng tận dụng sức mạnh tính toán của GPU để nâng cao hiệu suất công việc.
Render Network đã huy động thành công 30 triệu USD từ các quỹ đầu tư lớn như Multicoin Capital và Solana Ventures.
Storj (STORJ)
Storj là một dịch vụ lưu trữ đám mây phi tập trung cho phép người dùng tải lên và lưu trữ tệp trên blockchain. Sau khi mã hóa, các tệp sẽ được chia thành hơn 80 phần và phân phối trên các nút lưu trữ. Storj cung cấp các tùy chọn khác nhau cho không gian lưu trữ với dung lượng lên tới 50GB.
Storj đã huy động thành công 35 triệu USD từ GV (Google Ventures) và Techstars.
Theta Network (THETA)
Theta là một mạng lưới phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain. Bằng cách tích hợp với các nền tảng streaming có sẵn, Theta Network tạo ra một cách phân phối nội dung phi tập trung hơn, tập trung nhiều lợi ích hơn cho người dùng và các nhà sáng tạo nội dung.
Theta đã huy động thành công hơn 120 triệu USD từ Blockchain Capital và Samsung NEXT.
IoTeX (IOTX)
IoTeX được thiết kế nhằm trở thành một mạng lưới phi tập trung sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề của ngành công nghiệp IoT như khả năng mở rộng thấp và chưa thu hút được nhiều người quan tâm. Đội ngũ phát triển của IoTeX tuyên bố rằng đây là nền tảng blockchain nhanh nhất, an toàn nhất và có khả năng mở rộng cao nhất trên thị trường.
Mua Token các dự án DePIN ở đâu?
5 dự án được chúng tôi giới thiệu đều đã được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như Binance hay OKX. Vì vậy bạn có thể tham gia mua bán tại Binance hoặc OKX nhé.
Nhận Voucher $100 Binance tại đây!!!
Kết luận
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về DePIN và xu hướng kinh tế chia sẻ trong thị trường tiền điện tử. Theo dõi chúng tôi để nhận thêm các bài đánh giá và phân tích chuyên sâu về thị trường mỗi ngày nhé.