Trong thập kỷ gần đây, khi cơn sốt đầu tư tiền ảo diễn ra ngày càng mạnh mẽ, rất nhiều các sàn giao dịch crypto đã xuất hiện. Nổi bật trong số đó là Binance – nền tảng giao dịch lớn nhất thế giới hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng Tiền điện tử tìm hiểu Binance là gì và đánh giá về sàn giao dịch tiền ảo này nhé!
Sàn Binance là gì?
Binance là sàn giao dịch tiền mã hoá, ra đời tại Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 2017 dưới sự lãnh đạo của Changpeng Zhao. Từ đó đến nay, Binance đã đạt được những cột mốc đáng kể trong hành trình phát triển của mình, trở thành một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu trên thế giới. Hiện tại, Binance hỗ trợ hơn 1000 cặp giao dịch khác nhau trên nền tảng của mình.
Được đánh giá với 10 điểm Trust Score trên bảng xếp hạng các sàn giao dịch tập trung của Coingecko, Binance cũng đạt được mức khối lượng giao dịch cao nhất trong 24 giờ, lên đến hơn 25 tỷ USD.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản Binance mới nhất 2024
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sàn giao dịch, các sản phẩm khác của Binance cũng chiếm vị thế hàng đầu. BNB Smart Chain, một nền tảng hợp đồng thông minh cho các ứng dụng phân quyền được phát triển bởi Binance, hiện đang đứng top 3 về TVL (Tổng Giá Trị Giao Dịch) so với các giải pháp blockchain khác.
Ngoài ra, Binance đã tích hợp với các giải pháp thanh toán phổ biến như Visa, Mastercard, ApplePay và GooglePay để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với thế giới tiền mã hoá. Với hình thức P2P, Binance cũng đã tích hợp ví Momo, một trong những ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nạp tiền vào sàn Binance chi tiết nhất
Lịch sử hình thành và phát triển của Binance
Binance là một sàn giao dịch tiền mã hoá đã được thành lập vào năm 2017 tại Trung Quốc bởi Changpeng Zhao. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm giao dịch tiền mã hoá vào tháng 9/2017, Binance đã nhanh chóng di dời trụ sở chính ra nước ngoài.
Vào tháng 1/2018, Binance đã vươn mình trở thành sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 1,3 tỷ USD, vượt qua sự cạnh tranh từ Coinbase và nhiều đối thủ khác. Trong năm đó, Binance cũng ra mắt token riêng của mình, Binance Coin (BNB), được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên sàn và cũng có thể được giao dịch trên các nền tảng khác.
Vào ngày 7/5/2019, Binance đã trải qua một vụ tấn công mất hơn 7.000 Bitcoin, tương đương khoảng 40 triệu USD vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sàn đã tái hoàn trả lại tài sản cho người dùng thông qua “Quỹ tài sản an toàn cho người dùng (SAFU)”.
Trong những năm tiếp theo, Binance đã mở rộng dịch vụ của mình, bao gồm sàn giao dịch phi tập trung, nền tảng cho vay và dịch vụ Staking, Launchpad, Launchpool. Công ty cũng đã thực hiện các thương vụ mua lại chiến lược, như việc mua CoinMarketCap, một trang web dữ liệu tiền mã hoá phổ biến.
Ngày nay, Binance được xem là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá thành công nhất trên thế giới, với số lượng người dùng đông đảo và khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến hàng chục tỷ USD. Binance vẫn tiếp tục là một trong những đội ngũ dẫn đầu trong ngành và không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Các rắc rối pháp lý của Binance là gì?
Ngoài việc nổi tiếng bởi khối lượng giao dịch hàng đầu, sàn Binance cũng đã vướng phải rất nhiều rắc rối pháp lý với Hoa Kỳ. Sự kiện nổi bật nhất là việc SEC đâm đơn kiện Binance.
Vào tháng 6/2023, Binance và CEO Changpeng Zhao đã phải đối mặt với vụ kiện từ Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) với một loạt các cáo buộc vi phạm luật chứng khoán. Cụ thể, các cáo buộc của SEC bao gồm:
- Xác định BNB và BUSD là các loại chứng khoán.
- Binance vi phạm quy định chứng khoán thông qua việc chào bán BNB và BUSD, cung cấp các dịch vụ như Earn và staking BNB Vault.
- Công ty con của Binance tại Mỹ, BAM Trading, cũng bị cáo buộc vi phạm quy định chứng khoán khi cung cấp dịch vụ staking.
- Binance đã không đăng ký làm nhà giao dịch, đơn vị thanh toán bù trừ và nhà môi giới chứng khoán với SEC.
- Binance.US, sàn giao dịch con Binance tại Mỹ cũng không đăng ký làm nhà giao dịch, đơn vị thanh toán bù trừ và nhà môi giới chứng khoán với SEC.
- CEO Changpeng Zhao bị cáo buộc vi phạm quy định chứng khoán trong vai trò là người đứng đầu của Binance, BAM Trading và Binance.US.
- Binance bị cáo buộc đã sử dụng các công ty Merit Peak và Sigma Chain, được cho là thuộc sở hữu của Changpeng Zhao, để trộn lẫn tiền của người dùng cho các giao dịch mà không thông báo rõ ràng cho khách hàng
Cuối cùng, vào tháng 11/2023, Binance đã đồng ý chi trả mức phạt lớn nhất từng thấy là 4,3 tỷ USD để chấm dứt cuộc chiến pháp lý với Bộ Tư pháp Mỹ. Theo cáo trạng được Bộ Tư pháp Mỹ công bố sau đó, Binance bị buộc tội với 3 cáo buộc nghiêm trọng:
- Âm mưu tiến hành và quản lý hoạt động chuyển tiền chưa qua đăng ký.
- Vi phạm Đạo luật Bí mật Ngân hàng, quy định thương mại liên bang và quốc tế của Mỹ.
- Vi phạm quy định cấm vận tài chính của Mỹ.
Đồng thời, nhà sáng lập Binance, Changpeng Zhao (CZ), đã phải từ chức khỏi vị trí Giám đốc Điều hành (CEO) của sàn giao dịch. Ông đã thừa nhận tội vi phạm các yêu cầu chống rửa tiền trước tòa án liên bang Seattle vào ngày 22/11. Ngay sau thông báo từ chức của CZ, người thay thế ông làm CEO của Binance đã được tiết lộ, đó là Giám đốc Các thị trường toàn cầu, Richard Teng.
Sàn Binance có lừa đảo không?
Sau khi đã tìm hiểu Binance là gì, một trong những điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm đó là thông tin về việc sàn Binance lừa đảo có đúng không?
Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, Binance vẫn chưa hề liên quan đến bất kỳ vụ lừa đảo nào. Ngoài ra, việc Binance nhanh chóng trở thành một trong những sàn giao dịch phổ biến nhất cũng đã cho thấy sự uy tín của họ. Để đảm bảo an toàn cho người dùng, Binance đã thiết lập Quỹ SAFU bằng cách trích 10% phí giao dịch trên sàn. Đây là một biện pháp bảo vệ được sử dụng để đối phó với các tình huống không mong muốn, giúp người dùng yên tâm hơn khi tham gia giao dịch trên nền tảng này.
Tuy nhiên, Kiến thức Trader khuyên bạn không nên giữ toàn bộ số coin trên sàn giao dịch. Thay vào đó, bạn chỉ nên giữ một lượng coin cần thiết để thực hiện giao dịch trên Binance và rút các coin còn lại về ví cá nhân để đảm bảo an toàn cho tài sản.
Về việc có nên giao dịch trên Binance hay không, theo ý kiến của chúng tôi, đó là một lựa chọn tốt. Đặc biệt với người mới tham gia thị trường, Binance dễ sử dụng và an toàn hơn nhiều so với các sàn khác. Họ cũng hỗ trợ tiếng Việt tốt và có một cộng đồng người dùng Việt Nam đông đảo, giúp bạn dễ dàng giải quyết các thắc mắc và vấn đề cụ thể. Hơn nữa, Binance cũng luôn xếp trong TOP 5 sàn giao dịch với khối lượng giao dịch lớn nhất, điều này sẽ giúp đảm bảo tính thanh khoản và tính ổn định cho người dùng.
Thế nên, với câu hỏi về việc sàn Binance lừa đảo có đúng không, thì câu trả lời là KHÔNG nhé. Binance vẫn là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới và cũng là sự lựa chọn an toàn cho nhiều người dùng.
Tính năng nổi bật của sàn Binance là gì?
Với vai trò là một trong những sàn giao dịch hàng đầu thế giới, Binance luôn cam kết đảm bảo tính an toàn, bảo mật và thân thiện với người dùng, đồng thời mang đến nhiều tính năng nổi bật như:
- An toàn và ổn định: Sàn Binance sử dụng hệ thống kiến trúc đa tầng mạnh mẽ để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho người dùng.
- Hỗ trợ đa thiết bị: Binance hỗ trợ nhiều trình duyệt web khác nhau, Android, iOS, HTML5, WeChat,.. giúp người dùng dễ dàng truy cập từ mọi thiết bị.
- Hiệu suất cao: Binance có khả năng xử lý 1,4 triệu lệnh mua bán trong một giây, đảm bảo tính hiệu suất cao cho các giao dịch.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Nền tảng giao dịch Binance hỗ trợ hơn 41 loại ngôn ngữ khác nhau, cùng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tiếp có sẵn trong hơn 8 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt.
- Hỗ trợ tiền tệ fiat: Binance hỗ trợ 51 loại tiền tệ fiat niêm yết như USD, GBP, EUR, RUB, CNY, VND,…
- Tính thanh khoản cao: Với volume giao dịch mỗi ngày hơn 50 tỷ USD, Binance là sàn giao dịch có lượng thanh khoản cao nhất trong thị trường crypto.
- Hỗ trợ nhiều loại coin: Binance cho phép giao dịch nhiều loại tiền mã hoá khác nhau, bao gồm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB),…
- Đội ngũ phát triển mạnh: Binance sở hữu đội ngũ phát triển có kinh nghiệm sâu rộng về tài chính, tiền mã hoá, cùng với nhiều thành tích vượt trội.
- Đa dạng sản phẩm: Binance đã triển khai hơn 30 giao diện đã có sẵn, hỗ trợ tất cả thiết bị và nhiều ngôn ngữ, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Các sản phẩm nổi bật của Binance
- Spot: Nền tảng giao dịch này của Binance hỗ trợ hơn 1000 cặp giao dịch, bao gồm hầu hết các loại tiền mã hoá phổ biến hiện tại như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), Solana (SOL), TRON ,… Người dùng có thể trải nghiệm hệ thống khớp lệnh mạnh mẽ của Binance, có khả năng xử lý tới 1,4 triệu lệnh giao dịch mỗi giây.
- Margin: Sản phẩm Margin của Binance cho phép người dùng sử dụng các khoản vay từ sàn để giao dịch, giúp tăng mức vốn giao dịch và mở các vị thế giao dịch cao hơn. Điều này cho phép các nhà giao dịch có thể tận dụng lợi nhuận từ các giao dịch thành công. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến rủi ro khi tài sản giảm giá dẫn đến thua lỗ.
- Future: Binance Futures là sản phẩm giúp nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai với đòn bẩy lên tới 125x, mở ra cơ hội giao dịch lớn hơn cho các nhà giao dịch.
- Earn: Với sản phẩm này, người dùng có thể gửi các loại crypto như BNB, USDT, FDUSD và nhiều token khác vào sàn Binance để nhận lãi. Người dùng có thể lựa chọn giữa hai loại sản phẩm là linh hoạt hoặc cố định, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư của họ.
- Stakings: Staking Binance là sản phẩm cho phép người dùng stake các loại crypto như USDT, BNB và DAI để kiếm thêm lợi nhuận từ việc giữ tiền mã hoá.
- Trading bots: Đây là công cụ giao dịch tự động được phát triển bởi Binance, giúp người dùng thực hiện các lệnh mua bán tiền mã hoá một cách tự động theo chiến lược của họ.
- Binance OTC: Binance OTC là sản phẩm dành riêng để phục vụ khách hàng cá nhân và tổ chức muốn thực hiện các lệnh giao dịch lớn, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt.
- Auto-Invest: Đây là chương trình đầu tư tự động sử dụng chiến lược trung bình giá, giúp người dùng mua 16 loại tiền mã hoá phổ biến.
- Loans: Nền tảng cho vay của Binance giúp người dùng có thể vay và cho vay các loại tiền mã hoá.
- Dual Investment: Dual Investment là một công cụ cho phép đầu tư tự động vào hai loại tài sản, giúp người dùng tăng lợi nhuận từ các cặp tài sản khác nhau.
- Binance Launchpad: Binance Launchpad là nền tảng giúp các dự án Blockchain kêu gọi vốn đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của họ tới thị trường, cũng như hỗ trợ cho các dự án ra mắt sản phẩm và chiến lược marketing.
- Binance Launchpool: Launchpool cho phép người dùng stake các loại crypto để nhận được phần thưởng là token của các dự án nhất định.
- Giao dịch P2P: Tính năng P2P cho phép giao dịch trực tiếp giữa người dùng với người dùng hoặc với thương nhân, giúp giao dịch coin đơn giản và trực tiếp bằng VND.
- Binance NFT Marketplace: Binance NFT Marketplace là nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới, thu hút các nghệ sĩ và nhà sáng tạo từ khắp nơi trên toàn cầu.
- Binance Copy Trading: Binance Copy Trading cho phép người dùng sao chép danh mục đầu tư của các nhà giao dịch có kinh nghiệm trong thời gian thực.
Các mức phí giao dịch trên Binance
Sàn giao dịch Binance thu hút nhà đầu tư bởi mức phí giao dịch thấp hơn đáng kể so với các sàn khác. Hiện nay, mức phí giao dịch trên sàn Binance là 0,1% cho cả Taker và Maker đối với tài khoản người dùng thông thường.
Tuy nhiên, khi nâng cấp mức tài khoản lên VIP 1, VIP 2, và các mức cao hơn, mức phí giảm xuống chỉ còn 0,02% cho Maker và 0,04% cho Taker. Đặc biệt, khi nhà đầu tư sử dụng coin BNB làm phí giao dịch, chi phí sẽ giảm thêm 25% cho tất cả các loại tài khoản. Điều này làm cho việc giao dịch trên Binance trở nên hấp dẫn và tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư.
Coin của sàn Binance
Thông tin chi tiết về token BNB của sàn Binance:
Token Name |
BNB |
Ticker |
BNB |
Blockchain |
BNB Chain |
Token Standard |
BEP-20, ERC-20 |
Contract |
Ethereum: 0xb8c77482e45f1f44de1745f52c74426c631bdd52 |
Token Type |
Utility, Governance |
Total Supply |
153.856.150 |
Circulating Supply |
153.856.150 |
BNB, hay còn được gọi là coin sàn của Binance, là một loại tiền mã hoá mà người dùng có thể sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên nền tảng của Binance. Việc sử dụng BNB thay vì các loại tài sản khác sẽ mang lại cho người dùng một lợi ích đặc biệt, đó là giảm phí giao dịch.
Ngoài việc được sử dụng trên sàn giao dịch của Binance, BNB còn được áp dụng làm token gốc trên các blockchain khác được phát triển bởi Binance, như BNB Smart Chain và opBNB. Điều này thể hiện sự đa dạng và tính linh hoạt của BNB trong hệ sinh thái tiền mã hoá của Binance.
Đánh giá sàn Binance chi tiết mới nhất
1. Ưu điểm
- Tính thanh khoản cao
- Hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử, chính xác là hơn 1600 loại
- Nhiều tính năng giao dịch nâng cao, giao dịch mô phỏng, các loại hợp đồng,..
- Phí giao dịch thấp, có thể được giảm giá nếu người dùng có token BNB
- Bảo mật nâng cao
- Giao diện giao dịch nhanh chóng và hiệu quả
2. Nhược điểm
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể phản hồi chậm trong khoảng thời gian cao điểm
- Hạn chế ở một số khu vực
- Vướng nhiều vào rắc rối pháp lý
Hướng dẫn cách giao dịch trên sàn Binance
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch
MỞ TÀI KHOẢN SÀN BINANCE NHANH NGAY TẠI ĐÂY!!!
Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản
Sau khi tài khoản của bạn được mở, bạn cần nạp tiền vào để bắt đầu giao dịch trực tiếp.
Bước 3: Phân tích thị trường
Tiến hành phân tích kỹ thuật của các thị trường coin mà bạn muốn giao dịch để xác định cơ hội đầu tư phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích và nghiên cứu của Binance.
Bước 4: Mở và quản lý giao dịch
Sử dụng các công cụ giao dịch để mua, bán và chuyển đổi các token phù hợp.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết về sàn Binance là gì, Binance đã nổi lên như một trong những nền tảng hàng đầu, không chỉ về quy mô mà còn về tính đa dạng và tiện ích của các dịch vụ mà họ cung cấp. Với hệ sinh thái đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ, từ giao dịch truyền thống đến giao dịch margin, hợp đồng tương lai, cũng như các tính năng như staking, giao dịch P2P và nhiều hơn nữa, Binance đang không ngừng mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng tiền mã hoá toàn cầu.