Near Protocol Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Về NEAR Token

Một trong những dự án được coi là đình đám trong năm 2020 - 2021 là Near. Đến thời điểm hiện tại, Near vẫn được coi là một dự án tốt. Vậy, Near Protocol là gì? NEAR Token có đáng đầu tư không? Cùng Tiền Điện Tử tìm hiểu ngay nhé!

NEAR Protocol là gì?

NEAR Protocol là một nền tảng blockchain Layer-1 tiên tiến, được xây dựng dựa trên cơ chế Public Proof of Stake và sharding (phân đoạn). NEAR hoạt động như một dịch vụ đám mây do cộng đồng điều hành, với khả năng mở rộng vượt trội, chi phí thấp và dễ dàng cho các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApps).

NEAR Protocol là gì?
NEAR Protocol là gì?

NEAR cung cấp một môi trường an toàn để quản lý các tài sản có giá trị cao như tiền bạc và danh tính, đồng thời hiệu suất của nó đủ mạnh để thực sự hữu ích cho người dùng, đặc biệt là trong việc thúc đẩy sức mạnh của Open Web. Đáng chú ý, NEAR không phải là sidechain, không phải là ERC20 token, và cũng không phải là một blockchain chuyên biệt. Đây đơn giản là một giao thức Layer-1 được thiết kế để hỗ trợ độc lập cho nền tảng Open Web.

Cấu trúc công nghệ của NEAR Protocol là gì?

NEAR Protocol áp dụng cấu trúc sharding cho mạng lưới của mình, tương tự như thiết kế Parachain của Polkadot. Mỗi node mạng của NEAR chạy trên một shard riêng, và mỗi validator sẽ chịu trách nhiệm xác thực các khối và giao dịch cho shard của mình, kết nối với các shard khác thông qua giao thức phân đoạn song song.

cross shard

Giao dịch Cross-Shard diễn ra khi có giao dịch giữa hai shard khác nhau. Trong trường hợp giao dịch nằm trong cùng một shard, các khối sẽ tự động được xác thực và lưu trữ trong shard đó. Với giao thức Cross-Shard Transaction của NEAR, việc xác thực dữ liệu giao dịch được thực hiện bởi các validator của từng shard, đồng thời kết hợp các xác thực này để ký lên giao dịch.

Cơ chế đồng thuận NightShade cho phép một số validator có thể ẩn danh, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng bằng cách giấu danh tính của những người xác thực khối. Trong quá trình tạo khối trên các Shard Chains, một validator sẽ được chọn ngẫu nhiên để ký vào khối đó, giúp phân tán trách nhiệm và tăng cường bảo mật cho mạng lưới.

nightshard

NEAR sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake, nơi các validator phải stake một lượng token NEAR để tham gia xác thực giao dịch và tạo khối. Quá trình lựa chọn validator hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể đoán trước.

Đặc điểm nổi bật của NEAR Protocol là gì?

Với cấu trúc công nghệ như đã nêu, NEAR Protocol mang đến một bộ SDK toàn diện cho việc xây dựng blockchain Layer-1, mang lại nhiều lợi ích cho mạng lưới:

  • Trải nghiệm mượt mà và dễ sử dụng: NEAR được thiết kế để thân thiện với người dùng, giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ra và triển khai các ứng dụng phi tập trung.
  • Khả năng tương thích: NEAR dễ dàng tương thích với các mạng Proof of Stake khác, cũng như với Web 3 và các ứng dụng đa nền tảng.
  • Mở rộng và phân cấp: NEAR có khả năng mở rộng mạnh mẽ và phân cấp tối ưu, hỗ trợ hàng triệu người dùng và hàng nghìn dApps.
  • Xác thực dữ liệu nhanh chóng với chi phí thấp: Giao dịch trên NEAR diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
  • Hỗ trợ giao dịch chuỗi chéo (cross-chain): NEAR cho phép tương tác dễ dàng giữa các blockchain khác nhau.

Hệ sinh thái của NEAR Protocol

ecosystem 1

Để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái, vào tháng 10/2021, NEAR Protocol đã khởi động một gói incentive trị giá 800 triệu USD. Kể từ đó, số tiền này đã được triển khai đến các dự án, nhà phát triển và các đơn vị truyền thông, giúp hệ sinh thái NEAR phát triển mạnh mẽ.

Tính đến hiện tại, hơn 800 dự án đã và đang được xây dựng trên nền tảng NEAR, bao gồm các mảng như DeFi, NFT, Gaming, và Infrastructure. Một số ví dụ về các dự án trong hệ sinh thái NEAR:

  • DeFi: Aurigami, Ref Finance, Trisolaris, Bastion Protocol, Metapool, 1inch, Curve Finance, Burrow Cash, Wannaswap, Skyward Finance, Sushiswap, Auroraswap,…
  • Infrastructure: Chainlink, Band Protocol, The Graph, Near Wallet, Coin98 Wallet, Rainbow Bridge, Octopus Network,…
  • NFT: Paras, Mintbase, Sweat, Few and Far, Satori, Metamon, The Don,…

Mặc dù số lượng dự án trên NEAR rất đa dạng, nhưng vẫn còn thiếu những dự án mang tính đột phá.

Đội ngũ phát triển

team 9

NEAR Protocol được sáng lập bởi những cá nhân xuất sắc:

  • Illia Polosukhin: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, Illia từng làm việc tại Google, đóng góp quan trọng cho dự án TensorFlow.
  • Alexander Skidanov: Từng làm việc tại Microsoft và đạt huy chương vàng tại ACM ICPC 2008. Sau đó, Alex gia nhập MemSQL (nay là SingleStore) với vai trò kỹ sư tier 1, phát triển các tính năng cốt lõi của nền tảng.

NEAR được xây dựng bởi một đội ngũ lớn và giàu kinh nghiệm, với nhiều thành viên từng làm việc tại các công ty hàng đầu như Apple, Microsoft,…

Nhà đầu tư

investor 5

NEAR Protocol đã trải qua nhiều vòng gọi vốn thành công:

  • 10/07/2019: Gọi vốn 12.1 triệu USD từ MetaStable Capital và Accomplice.
  • 05/04/2020: Gọi vốn 21.6 triệu USD từ các tên tuổi lớn như A16Z, Pantera, CoinFund,…
  • 13/01/2021: Gọi vốn 150 triệu USD với định giá 1.7 tỷ USD, dẫn đầu bởi Three Arrow Capital cùng các quỹ khác như Mechanism Capital, Jump Capital, MetaWeb Ventures,…
  • 06/04/2021: Gọi vốn 350 triệu USD dẫn đầu bởi Tiger Global Management, với sự tham gia của Republic Capital, ParaFi, CapitalMetaWeb Ventures, Hashed, Dragonfly Capital, FTX Ventures,…

Tổng cộng, từ khi bắt đầu phát triển, NEAR đã gọi vốn thành công 533.7 triệu USD, một con số rất ấn tượng trong thị trường crypto.

Đọc thêm: Chainlink là gì? Cùng tìm hiểu về LINK Token

NEAR Token là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về Near protocol là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về token của dự án – NEAR

Thông tin cơ bản về NEAR Token

  • Tên Token: Near
  • Mã Token: NEAR
  • Blockchain: NEAR
  • Smart Contract (trên Ethereum): 0x85F17Cf997934a597031b2E18a9aB6ebD4B9f6a4
  • Total Supply: 1,200,000,000
  • Circulating Supply: 1.09B

Phân bổ NEAR Token

allocation 12

  • Backers: 17.6%
  • Community Grants, Programs,…: 17.2%
  • Core Contributors: 14%
  • Early Ecosystem: 11.7%
  • Operation Grants: 11.4%
  • Foundation Endowment: 10%
  • Community Sale: 12%
  • Small Backers: 6.1%

Lịch phát hành NEAR Token

vesitng

Trong khoảng thời gian 5 năm, dự án NEAR dự kiến sẽ mở khóa 100% tổng cung token ra thị trường.

NEAR Token dùng để làm gì?

  • Phí giao dịch: NEAR được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới blockchain của NEAR Protocol.
  • Staking: Nhà đầu tư có thể stake NEAR để kiếm thêm phần thưởng.
  • Tham gia quản trị: Chủ sở hữu NEAR có quyền tham gia vào quá trình quản trị hệ thống và đóng góp ý kiến xây dựng mạng lưới.

Giao dịch NEAR Token ở đâu?

NEAR Token hiện đang được giao dịch trên các sàn lớn như Binance, OKX, ByBit, Coinbase,…

market 6

Lộ trình phát triển

Trong năm 2024, NEAR Protocol tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng, khả năng mở rộng và tính phân cấp thông qua các chiến lược chính:

  • Tổng hợp tài khoản: Từ quý 4 năm 2023 đến đầu quý 2 năm 2024.
  • Lưu trữ không hoàn lại: Từ quý 4 năm 2023 đến quý 1 năm 2024.
  • Hỗ trợ ví Ethereum: Từ quý 4 năm 2023 đến đầu quý 2 năm 2024.
  • Lưu trữ toàn cầu: Từ quý 1 đến giữa quý 2 năm 2024.
  • Đồng bộ hóa Sharding: Diễn ra trong năm 2024.
  • Hỗ trợ light clients: Trong quý 2 năm 2024, phát triển từ chiến lược zero-knowledge light client.

Dự án tương tự

NEAR là một blockchain Layer-1 tương tự như Ethereum, Ton, và AVAX.

Kênh thông tin dự án

Kết luận

NEAR Protocol mang đến một nền tảng mạnh mẽ để triển khai và vận hành các ứng dụng phi tập trung. Token NEAR cho phép các dự án trong hệ sinh thái tương tác mượt mà và nhanh chóng. NEAR cung cấp cho các nhà phát triển nhiều công cụ mở để xây dựng và phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, như với bất kỳ khoản đầu tư nào, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.

Qua bài viết này, Tiền Điện Tử đã giới thiệu đến bạn đọc Near Protocol là gì và NEAR Token. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp ngay nhé!

Xem chi tiết
Love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Research | Tác giả: OngBau
Usual là gì? Tổng quan về USUAL Token

Usual là một nền tảng cung cấp stablecoin trên mạng lưới Ethereum, đây cũng là

Research | Tác giả: OngBau
Peanut the Squirrel là gì? Tổng quan về PNUT Token

Peanut the Squirrel (PNUT) là một memecoin trên Solana lấy cảm hứng từ chú sóc

Research | Tác giả: OngBau
Meta Pool là gì? Tìm hiểu giải pháp staking đặc biệt này

Meta Pool là một dự án Liquid Staking cho phép người dùng thực hiện staking

Research | Tác giả: OngBau
Cetus Protocol là gì? Tổng quan về CETUS Token

Cetus Protocol là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên

Research | Tác giả: OngBau
Kaia là gì? Tổng quan về KAIA Token

Kaia là blockchain layer-1 hợp nhất giữa 2 cái tên đình đám là Finschia của